Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Cơ thể con người có chứa khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn gồm hơn 500 loài khác nhau, tạo thành một hệ vi sinh đường ruột, trong đó 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn.
Lợi khuẩn hay còn được gọi với một cái tên khác đó là Probiotics. Chúng là những vi khuẩn sống có lợi hoặc các vi sinh vật sống có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ.
Probiotics chúng là những vi khuẩn sống có lợi.
Có hai loại lợi khuẩn phổ biến, đó là: Bifidobacteria, Lactobacillus và khuẩn Bacillus.
Vi khuẩn giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và cho phép cơ thể bạn hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Vi khuẩn có lợi có thể sản xuất enzyme hoặc protein ức chế, hoặc thậm chí tiêu diệt vi khuẩn có hại, các chủng men vi sinh cụ thể cũng kích thích hệ thống miễn dịch của bạn. Một số vi khuẩn cần thiết cho việc sản xuất hormon hoặc vitamin (ví dụ: Vitamin K) và hấp thu chất dinh dưỡng.
Những tác dụng đặc biệt của vi khuẩn đối với cơ thể.
Nghiên cứu được công bố bởi American College of Gastroenterology chỉ ra rằng các chủng men vi sinh đặc biệt có tác dụng:
Bên cạnh những lợi ích, vi khuẩn phần lớn là những vi sinh vật gây hại đối với con người, đó là do khả năng gây bệnh và lan truyền bệnh của vi khuẩn. Trên cơ thể người không có bộ phận nào mà vi khuẩn từ chối tấn công. Một số loại vi khuẩn có thể gây bệnh ở người, chẳng hạn như bệnh tả, bạch hầu, kiết lỵ, bệnh dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn và nhiều bệnh khác.
Gây ra bệnh tả, bạch hầu, kiết lỵ, bệnh dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn...
Nếu cơ thể con người tiếp xúc với vi khuẩn mà cơ thể không nhận ra là hữu ích, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công chúng. Phản ứng này có thể dẫn đến các triệu chứng sốt, sưng và viêm mà chúng ta thấy (Ví dụ: Trong một vết thương bị nhiễm trùng).
Vi khuẩn tấn công con người nhờ nội và ngoại độc tố của chúng. Để chống lại vi khuẩn, con người đã tạo ra vô số loại thuốc kháng sinh. Đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách và không cần thiết đã thúc đẩy sự lây lan của một số chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Trong trường hợp này, vi khuẩn truyền nhiễm không còn nhạy cảm với kháng sinh hiệu quả trước đây. Vì lý do này, các nhà khoa học và cơ quan y tế đang kêu gọi các bác sĩ không lạm dụng thuốc kháng sinh trừ khi cần thiết và để mọi người thực hiện các biện pháp khác để phòng bệnh, như vệ sinh thực phẩm tốt, rửa tay, tiêm phòng…
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, đa số thường gặp ở trẻ em. Do mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường tiêu hóa, thường gặp là số lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng lên, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột với những triệu chứng hay gặp như đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể có lẫn chất nhầy hoặc 1 ít máu, đôi lúc kèm theo cảm giác đầy bụng và có biểu hiện sốt nhẹ. Trong một số trường hợp người bị loạn khuẩn đường ruột nặng, không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, có thể bị mất nước trầm trọng, rối loạn điện giải, dẫn đến kiệt sức và suy dinh dưỡng kéo dài. Cấp tính có thể dẫn đến tử vong.
Loạn khuẩn mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường tiêu hóa.
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dấu hiệu đầu tiên là xảy ra các vấn đề về hệ tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích và các vấn đề về tinh thần như trầm cảm, lo âu, đầu óc trì trệ, kém tập trung…
Loạn khuẩn đường ruột làm cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng, chán ăn dẫn đến thiếu chất, sụt cân, bị suy dinh dưỡng…
Loạn khuẩn đường ruột làm cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng.
Giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột dễ mắc các bệnh như bệnh tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính... Đặc biệt, bị rối loạn tiêu hóa nặng với biểu hiện tiêu chảy kéo dài sẽ gây ra suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị bù nước và chất điện giải kịp thời.
8 cách giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn.
Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
YT/ https://www.youtube.com/watch?v=iIzSLpYbdJQ