Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP LÀ GÌ?

12/10/2023
Tin tức

Viêm khớp dạng thấp (VKDT), là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngưng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP LÀ GÌ?

l. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN BỆNH

1. Nguyên nhân

  • Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể có liên quan vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus nhất định và từ đó có thể làm khởi phát bệnh.

2. Viêm khớp dạng thấp bao gồm 4 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.
  • Giai đoạn 2: Ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn 2 này có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.Trong giai đoạn này, thường không có dị dạng khớp.
  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn 4 được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.

Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài (1h). Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn sau khi cử động nhiều lần. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết.

NitroGen

Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp

ll. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR)1987

  • Hiện nay tiêu chuẩn này vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần.

+ Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ

+ Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: Sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): Khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.

+ Viêm các khớp ở bàn tay: Sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.

+ Viêm khớp đối xứng.

+ Hạt dưới da.

+ Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.

+ Dấu hiệu Xquang điển hình của VKDT: Chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

  • Chẩn đoán xác định: Khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc.
  • Tiêu chuẩn ACR 1987 có độ nhạy 91 – 94% và độ đặc hiệu 89% ở những bệnh nhân VKDT đã tiến triển. Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, độ nhạy chỉ dao động từ 40 – 90% và độ đặc hiệu từ 50 – 90%.

Lưu ý: Hạt dưới da hiếm gặp ở Việt Nam. Ngoài ra, cần khảo sát các triệu chứng ngoài khớp như: teo cơ, viêm mống mắt, tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm mạch máu... thường ít gặp, nhẹ, dễ bị bỏ sót.

2. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu 2010 (ACR/EULAR 2010 - American College of Rheumatology/European League Against Rhumatism).

  • Tiêu chuẩn này có thể áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, các khớp viêm dưới 06 tuần và thể ít khớp. Tuy nhiên cần luôn theo dõi đánh giá lại chẩn đoán vì nhiều trường hợp sau đây cũng có thể là biểu hiện sớm của một bệnh lý khớp khác không phải viêm khớp dạng thấp.
    NitroGen
    C
    ần luôn theo dõi đánh giá lại chẩn đoán
  • Đối tượng là các bệnh nhân
    + Có ít nhất 1 khớp được xác định viêm màng hoạt dịch trên lâm sàng.
    + Viêm màng hoạt dịch khớp không do các bệnh lý khác.

3. Phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng

  • Các xét nghiệm cơ bản: Tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP)…, xét nghiệm chức năng gan, thận, Xquang tim phổi, điện tâm đồ…
  • Các xét nghiệm đặc hiệu (có giá trị chẩn đoán, tiên lượng):

+ Yếu tố dạng thấp (RF) dương tính trong 60 – 70% bệnh nhân.

+ Anti CCP dương tính trong 75 – 80% bệnh nhân

+ Xquang khớp (thường chụp hai bàn tay thẳng hoặc các khớp bị tổn thương).

NitroGen
Xét nghiệm cận lâm sàng

4. Chẩn đoán phân biệt thấp khớp với các bệnh xương khớp khác

  • Lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp, gút mạn tính, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến...

lll. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  • Toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên.
  • Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs (Disease- modifying antirheumatic drugs) kinh điển (methotrexate, sulfasalazine, hydroxychloroquine…) có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài. Các thuốc sinh học còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng Interleukin 6, kháng lympho B) được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng. Khi chỉ định các thuốc sinh học, cần có ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa Cơ; Xương; Khớp và thực hiện đúng quy trình (làm các xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan (virus B, C), chức năng gan thận, đánh giá hoạt tính bệnh bằng chỉ số DAS 28…)

NitroGen

DMARDs là nhóm điều trị cơ bản

2. Theo dõi và tiên lượng

  • Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
  • Xét nghiệm định kỳ: Tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP), Creatinine, SGOT, SGPT 2 tuần một lần trong một tháng đầu, hàng tháng trong 3 tháng tiếp theo, sau đó có thể 3 tháng một lần, tùy theo đáp ứng của người bệnh.
  • Xét nghiệm máu cấp, chụp XQ phổi… khi cần, tùy theo diễn biến của bệnh.
  • Sinh thiết gan khi có nghi ngờ tổn thương gan (enzyme gan tăng > 3 lần trong 3 lần xét nghiệm liên tiếp). Trường hợp enzyme gan tăng gấp đôi và kéo dài nên ngừng Methotrexat.
  • Tiên lượng nặng khi: Tổn thương viêm nhiều khớp, bệnh nhân nữ, yếu tố dạng thấp RF và /hoặc Anti-CCP (+) tỷ giá cao, có các biểu hiện ngoài khớp, HLADR4 (+), hoạt tính của bệnh (thông qua các chỉ số: DAS 28, VS, CRP, HAQ... Với những trường hợp này cần điều trị tích cực ngay từ đầu và xem xét việc dùng các DMARDs sinh học sớm

IV. Phương pháp phòng bệnh.

  • Không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, các can thiệp phòng ngừa chủ động đối với VKDT là những biện pháp chung nhằm nâng cao sức khỏe, thể trạng bao gồm ăn uống, tập luyện và làm việc, tránh căng thẳng.
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nhiễm trùng, các tình trạng rối loạn miễn dịch.

Nguồn: “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về xương khớp”

———————

𝐇𝐎𝐀𝐍𝐆 𝐁𝐀𝐎 𝐏𝐇𝐀𝐑𝐌𝐀𝐂𝐄𝐔𝐓𝐈𝐂𝐀𝐋 𝐉𝐎𝐈𝐍𝐓 𝐒𝐓𝐎𝐂𝐊 𝐂𝐎𝐌𝐏𝐀𝐍𝐘

𝐦/ 𝟎𝟑𝟓 𝟐𝟎𝟗 𝟖𝟒𝟔𝟒

𝐰/ https://hoangbaopharma.vn/

𝐋𝐀𝐙𝐀𝐃𝐀/  https://www.lazada.vn/shop/hoang-bao-pharmaceutical-co-ltd

𝐒𝐇𝐎𝐏𝐄𝐄/ https://shopee.vn/hoangbaophamaceutical

YT/  https://www.youtube.com/watch?v=iIzSLpYbdJQ

NitroGen

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TÌM HIỂU CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG NITROGEN NORMAL

Sữa NitroGen Normal là dòng sữa dinh dưỡng năng lượng cao với đặc điểm nổi bật khi không chứa chất biến đổi Gen. Các nguyên liệu được nhập khẩu từ Newzealand, với thành phần dinh dưỡng tối ưu hỗ trợ đường ruột, tim mạch, người bị suy kiệt… Trong sữa bao gồm các thành phần nguyên tố đa lượng và vi lượng có giá trị dinh dưỡng cao. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các thành phần quan trọng có trong sữa NitroGen Normal nhé.

GIẢI PHÁP CHỐNG SUY MÒN CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

Ung thư là một căn bệnh mạn tính, từ cơ quan bị bệnh có thể di căn đến các vị trị khác, nó gây ra nhiều biến chứng, có tác động xấu đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.

LIPID LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA LIPID VỚI CƠ THỂ

Lipid là nguồn năng lượng quan trọng, so với protein và glucid thì lipid có khả năng sinh ra năng lượng lớn hơn. Trong chế biến thực phẩm, lipid ảnh hưởng đến tính chất của thực phẩm. Khi chế biến nhiệt, các sản phẩm có thêm lipid sẽ làm cho giá trị cảm quan và dinh dưỡng của thực phẩm tăng lên. Ngoài ra, lipid còn là chất dự trữ năng lượng và tham gia vào thành phần cấu.

NGĂN NGỪA LOÃNG XƯƠNG CÙNG NITROGEN CALCIUM+

Loãng xương (Osteoporosis) là sự rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây tổn thương đến các mô liên kết của xương, dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn về khối lượng và chất lượng của xương.

CÁC BÀI TẬP GIẢM ĐAU LƯNG TẠI NHÀ

Có thể nói đau lưng là triệu chứng chung mà đa số mọi người đều gặp phải. Do đặc thù công việc, nên cột sống phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể hoặc công việc nâng vác vật nặng,…theo đó, các dây thần kinh bị chèn ép, các bó cơ làm việc quá tải gây co thắt, dẫn đến cơn đau quanh vùng cột sống, đặc biệt cột sống thắt lưng. Nếu bạn bị nhẹ thì đau thắt lưng thường sẽ tự khỏi trong vài ngày hoặc vài tuần. Nếu nặng nó có thể trở thành mạn tính và kéo dài nhiều tháng.

KHỎE MẠNH MỖI NGÀY CÙNG NITROGEN NORMAL

NitroGen Normal là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho xương, trí não và sức khoẻ. Lợi ích của nó sẽ nhân đôi nếu bạn bổ sung thường xuyên từ 3 – 4 ly 200ml mỗi ngày.

Facebook